Thực hiện Kế hoạch số 4340/KH-SGDDT ngày 22/12/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc tổ chức phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển – Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” giai đoạn 2023-2025, ngày 25/12/2023, truờng THCS Đại Kim đã tổ chức giao lưu với hai trường thuộc huyện Ứng Hoà là tiến lên miền nam offline , trường THCS Minh Đức; cùng tham dự buổi giao lưu có trường THCS Đền Lừ quận Hoàng Mai.
Ban Giám hiệu và giáo viên các trường trong chương trình
Buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tăng cường các hoạt động kết nối, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm dạy học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần từng bước thu hẹp khoảng cách chất luợng giáo dục giữa các nhà trường nội thành và ngoại thành.
Trong chương trình, BGH, giáo viên các trường đã cùng dự Lễ khai mạc Hội khoẻ Phù Đổng; tham quan các phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, thư viện, phòng học bộ môn cũng như toàn bộ cảnh quan của trường THCS Đại Kim. Đặc biệt, BGH, giáo viên các trường đã cùng nhau trao đổi, thảo luận các giải pháp nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chia sẻ kinh nghiệm dạy học, trong đó tập trung giải quyết những vấn đề khó, giáo viên còn vướng mắc như: Đổi mới phưong pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, biện pháp nâng cao chất lượng đại trà, đặc biệt là chất lượng thi vào lớp 10 THPT.
Lễ khai mạc Hội khoẻ Phù Đổng tại trường THCS Đại Kim
Đối với bộ môn Ngữ văn, với mục tiêu chú trọng phát triển năng lực học sinh ở 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, nhóm Ngữ Văn trường THCS Đại Kim đã chia sẻ phương pháp dạy với từng phần đọc hiểu văn bản, viết, nói và nghe; thực hành tiếng Việt có thể cho học sinh đóng kịch, tổ chức nói cho nhau nghe theo nhóm hoặc với bài ôn tập, có thể sử dụng một số kỹ thuật dạy học để tạo hứng thú, tính tích cực cho học sinh như: sử dụng kĩ thuật Lẩu băng truyền, Sơ đồ tư duy; hướng dẫn hoàn thành Bảng biểu, Phiếu bài tập hoặc lồng ghép các trò chơi Đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàng …
Các giáo viên chia sẻ kinh nghiệm dạy học trong chương trình
Đối với nhóm Toán, qua 3 năm học liên tiếp thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018, biện pháp nhằm phát triển năng lực chung và năng lực toán học để có thể áp dụng hiệu quả tại trường đó là tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược và tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Toán giúp học sinh hiểu bản chất, nhớ lâu, nhớ sâu và vận dụng tốt từ đó hứng thú học tập. Để tổ chức được hoạt động trên lớp, các giáo viên đã chia sẻ kinh nghiệm cần chia các giai đoạn hướng dẫn học sinh cụ thể bao gồm: Giai đoạn 1: Học sinh tự học trước giờ học. Giai đoạn 2: Học sinh tự học trên lớp. Giai đoạn 3: Tự học sau giờ học.
Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Toán có thể sử dụng khi tổ chức Hoạt động mở đầu và hoạt động xây dựng kiến thức; hoạt động vận dụng hoặc tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài tiết học hoặc tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Toán trong tiết học… Với mỗi biện pháp, nhóm chuyên môn đều đưa ra những hoạt động dạy học cụ thể đã áp dụng vào bài cụ thể của chương trình môn Toán mà nhà trường đã thực hiện hiệu quả.
Đối với môn Tiếng Anh, các giáo viên chia sẻ, việc xác định được mục tiêu ôn tập, lộ trình ôn tập cho học sinh nhằm để các em có thể nắm được hệ thống kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9 là rất quan trọng. Vì vậy thống nhất xây dựng kế hoạch ôn tập bộ môn Tiếng Anh 9 theo tuần, tháng, giai đoạn là hết sức quan trọng. Nhóm Tiếng Anh trường THCS Đại Kim đã chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Hệ thống và khắc sâu toàn bộ kiến thức cơ bản cho học sinh trong sách giáo khoa Tiếng Anh 9, lần lượt theo các nội dung: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, kĩ năng đọc hiểu, viết. Giai đoạn 2: Ôn từ vựng: Phân loại từ, quy tắc, đưa ra những kỹ thuật , kỹ xảo ôn luyện làm các dạng bài ngữ pháp.
Đối với môn Khoa học tự nhiên, các nhà trường tập trung thảo luận việc xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với thực tế đội ngũ giáo viên để phân công chuyên môn thực hiện chương trình nối tiếp hoặc song song các nội dung Hoá học, Vật lý, Sinh học để giáo viên có đủ sức khoẻ, đủ thời gian tự trau dồi chuyên môn, học tập đồng nghiệp lại không có quá nhiều sự thay đổi trong thời khóa biểu toàn trường.
Định hướng ôn thi vào lớp 10 THPT có sự vào cuộc của tất cả các lực lượng trong nhà trường: BGH động viên, chỉ đạo tổ chuyên môn phân công GV lớp dưới hỗ trợ GV dạy lớp 9 kiểm tra việc học bài và làm bài của HS, trực tiếp kiểm tra phần ôn tập của HS, hàng tháng nhà trường đều tổ chức khảo sát thi thử các bộ môn Văn, Toán, Anh để rèn kĩ năng cho HS về cách làm từng dạng bài theo cấu trúc đề thi vào 10 của Sở GD&ĐT HN. Từ đó, GV đánh giá khả năng tiếp thu và rút kinh nghiệm bài làm của HS để kịp thời khắc phục lỗi sai cho các em. Giáo viên trực tiếp ôn thi thấu hiểu mục tiêu của nhà trường, tâm lý của HS, nguyện vọng của phụ huynh, luôn tâm huyết với nghề, tâm huyết với học sinh. Các đồng chí GV lớp 9 đã tổ chức kèm thêm ngoài giờ cho những HS tiếp thu chậm. Mỗi khi có kết quả bài kiểm tra, các giáo viên đều ghi chép, nhận xét từng lỗi chưa chính xác cụ thể của từng em và hướng dẫn, bổ sung giúp các em khắc phục ngay lỗi sai của từng bài, đồng thời thông báo kết quả cụ thể từng bài làm của học sinh tới CMHS, đánh giá sự tiến bộ của HS để CMHS phối kết hợp với nhà trường.
Cũng trong chương trình, các đơn vị đã cùng ký kết Biên bản ghi nhớ với nội dung thực hiện thành công, hiệu quả chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt chất lượng thi vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024. Đây là nội dung để chương trình kết nghĩa và triển khai phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” giai đoạn 2023- 2025 của các nhà trường góp phần từng bước thu hẹp khoảng cách chất luợng giáo dục giữa các nhà trường nội thành và ngoại thành như mục tiêu mà Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã đặt ra.